Trong những năm vừa qua trước sự phát triển quá nhanh của các ngành công nghiệp dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng của các ngành kinh tế. trong đó có ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sơn nói riêng đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất sơn nước.
Theo số liệu thông kê có ước tính đến hơn 500 cơ sở sản xuất sơn nước trên toàn quốc với nhiều nhãn hiệu khác nhau, sản xuất có thể bất cứ nơi đâu, mà không có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Trong khi đó các quy định về quản lý hóa chất trong lĩnh vực này cho dù rất đầy đủ nhưng không được các cơ quan ban ngành phối hợp chặt chẽ, dẫn đến tình trạng sản phẩm đầu ra cũng nhiều chủng loại với chất lượng khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sức khỏe người tiêu dùng cũng như an toàn, vệ sinh môi trường. Trong bài viết này xin đề cập riêng tới lĩnh vực thực trạng sản xuất sơn nước tại Việt Nam và các giải pháp lựa chọn sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
Sơn nước thường được gọi là sơn nhũ tương hay sơn trang trí thường được dùng làm lớp phủ bảo vệ, hoàn thiện trong công trình xây dựng. Cũng như các sản phẩm vật liệu xây dựng khác nó được quản lý theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn . Sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ phải được công bố chất lượng và phải được cơ quan quản lý là Sở xây dựng nơi cơ sở sản xuất tiếp nhận. Tuy nhiên hiện nay phần đa các cơ sở sản xuất đều tự phát bất chấp các quy định khắt khe về quản lý an toàn và sử dụng hóa chất trong lĩnh vực này. Xin đơn cử nếu là cơ sở sản xuất thì phải tuân thủ các quy định về môi trường, nếu là cơ sở sản xuất dưới 80 tấn sản phẩm/năm thì phải lập biện pháp ứng phó phòng ngừa sự cố về hóa chất, cam kết bảo vệ môi trường. Cơ sở sản xuất có công suất lớn hơn 80 tấn sản phẩm/năm, thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải phải được ủy ban tỉnh và các sở ngành cho phép. Ngoài ra cơ sở sản xuất phải đăng ký quản lý và sử dụng hóa chất và phải có biện pháp ứng phó phòng ngừa sự cố hóa chất với Sở công thương. Biện pháp phòng cháy… Hàng loạt các quy định khác của pháp luật đối với sản phẩm này bị các cơ sở sản xuất bỏ qua dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực sản xuất sơn việc lựa chọn nguyên vật liệu thân thiện môi trường vô cùng quan trọng không những ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, chất lượng công trình, môi trường không khí, môi trường nước. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung ứng hóa chất nhập khẩu, nhiều xuất xứ khác nhau, chất lượng khác nhau, các thông tin về chất lượng sản phẩm, an toàn hóa chất cũng rất chung chung nên người sử dụng nếu không có trình độ nhất định thì rất khó có thể lựa chọn, ở một số nước như Mỹ, Nhật, Đức, Singapore…Họ có các quy đinh rất chặt chẽ các loại hóa chất sử dụng trong lĩnh vực này và chỉ rõ các loại hóa chất được phép sử dụng. Hàm lượng VOC không được kiểm soát. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Mỹ thì 9% hợp chất gây ô nhiễm môi trường là do hàm lượng VOC từ trong sơn thải ra. Tất cả các loại sơn đều có 4 thành phần chính: Bột độn, chất tạo màng, phụ gia và dung môi. Trong đó, dung môi và phụ gia là 2 thành phần chính thải ra VOC.
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng: Một số hóa chất được tìm thấy trong những dòng sơn không tốt đã gây tác hại xấu đến thai nhi. Con người dễ bị dị ứng, đau đầu, chóng mặt, nhức mắt, khó thở khi vừa tiếp xúc với các loại sơn đó. Theo báo cáo của của Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ (American Lung Association), VOC có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn đề liên quan đến phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị yếu đi hoặc gan và thận bị hư tổn. Do vậy, mối quan tâm về an sinh, sức khỏe ngày càng tăng cao của xã hội đã tác động đến ngành xây dựng, tạo nên một xu hướng mới mang ý nghĩa vươn tới một "ngôi nhà xanh – green building”.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, nhiều loại sơn có tác hại xấu đến sức khỏe và môi trường sống vẫn đang được sử dụng để sơn nhà ở, nơi làm việc, các tòa cao ốc, các căn hộ cao cấp… Đó là những loại sơn có hàm lượng VOC rất cao như sơn dầu, sơn Polyurethane (PU), sơn Nitro Cellulose (NC)… Thậm chí, nhiều thương hiệu sơn có tên tuổi vẫn sản xuất những dòng sơn dầu hoặc sơn nước độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng VOC bên trong nhà có thể cao hơn 10 lần so với bên ngoài, và có khi tăng cao đến hơn 1.000 lần sau khi một lớp sơn mới được sơn lên tường… Đây là vấn đề chúng ta nên lưu tâm khi có quyết định chọn mua sơn. Bởi lẽ, bên cạnh cái đẹp, yếu tố an toàn sức khỏe đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của con người hiện nay. Điều này có ý nghĩa hơn đối với người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ sắp làm mẹ.Trong sơn nước hàm lượng VOC có trong chất tạo màng, các phụ gia trợ tạo màng, chất chống mốc, bảo quản…Nên rất ít nhà sản xuất quan tâm đến yếu tố này. Yếu tố nữa gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người là các cơ sở sản xuất không tuân thủ các quy đinh có trong các Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng sản phẩm. như độ bám dính, độ cứng, độ nhớt,VOC … Dẫn đến màng sơn bảo vệ không đảm bảo chất lượng bị phấn hóa phát tán lượng bụi hữu cơ, vô cơ rất lớn ra môi trường điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người và môi trường nước xung quanh khu vực sinh sống. Hiện nay các chung cư, tòa nhà văn phòng, các dự án của Nhà nước phần đa là lựa chọn các sản phẩm kém chất lượng này cho dù giá dự toán là rất cao. Hãng sơn ORNE khuyến cáo các khách hàng vì chính sức khỏe của mình, gia đình mình, sức khỏe cộng đồng mà sáng suốt lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, thân thiện môi trường.
Hãng sơn ORNE cam kết sẽ là lựa chọn đúng đắn của bạn, của gia đình ban, của các công trình vì chất lượng cuộc sống. Chúng tôi cam kết chỉ cho ra thị trường các sản phẩm tốt nhất đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất của công trình, đảm bảo các quy định của nhà nước.